Công nghệ in offset là gì? Tính ứng dụng của nó trong in ấn ra sao? Nếu bạn chưa biết rõ về kỹ thuật in ấn này thì hãy cùng In NSP tìm hiểu về nó để có thể lựa chọn được công nghệ in phù hợp đồng thời ứng dụng vào sản xuất các ấn phẩm cho doanh nghiệp.
Danh mục nội dung |
1. In offset là gì?
3. Ưu và nhược điểm của công nghệ in offset |
1. In offset là gì?
In offset là một kỹ thuật in trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (hay còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy.

2. Nguyên lý in offset
In ấn Offset hay còn được gọi là kỹ thuật in phẳng với những phần tử in được hiển thị trên bản kẽm thông qua quá trình chế bản. Trong đó, các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, bản kẽm đã dính mực in này được ép lên các tấm cao su (tấm offset) trước. Tấm offset ép lên bề mặt giấy in và mực in trên tấm offset bám bào bề mặt giấy tạo thành các hình ảnh cần in.

3. Ưu và nhược điểm của công nghệ in offset
In offset là kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng nhiều trong lĩnh vực in ấn kinh doanh thương mại giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có màu sắc và mẫu mã đẹp hơn.
3.1 Ưu điểm
In offset được sử dụng khá phổ biến trong in ấn với những ưu điểm nổi bật như:
- Chất lượng in màu với hình ảnh sắc nét, sạch sẽ, màu sắc sản phẩm đẹp và không bị lem mờ trong quá trình in ấn.
- Việc chế tạo bản in cũng dễ dàng hơn
- In được trên nhiều bề mặt phẳng và sần sùi
- Tuổi thọ bản in cũng tốt hơn nhiều
- Giá thành sản phẩm rẻ nếu in ấn với số lượng lớn
3.2 Nhược điểm
In offset cũng vẫn có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý như:
- Thời gian làm khuôn in khá lâu nên nếu bạn muốn in số lượng nhỏ và lấy ngay thì không nên chọn kỹ thuật in này
- Bản thiết kế cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi in bởi đơn hàng in offset thường có số lượng lớn, nếu có sai sót sẽ dễ gây lãng phí và chậm trễ thời gian hoàn thành
- Thời gian chuẩn bị khuôn khá lâu và chi phí cũng tương đối cao so với các phương pháp in khác nếu in số lượng ít.
Xem thêm: Công nghệ in offset hiện đại tại In NSP
4. Ứng dụng của công nghệ in offset
Kỹ thuật in offset được ứng dụng trên rất nhiều chất liệu giấy khác nhau như Couche, Ivory, Kraft hoặc thậm chí cả giấy mỹ thuật, giấy nhựa…

Những ấn phẩm được ứng dụng công nghệ in offset cũng rất đẹp và đa dạng như:
- Ấn phẩm văn phòng: in kẹp file phong bì thư, name card…
- Ấn phẩm bao bì: in túi giấy, hộp giấy
- Ấn phẩm quảng cáo : tờ rơi, tờ gấp, thư mời..
- Ấn phẩm tết: lì xì, vỏ hộp bánh, túi giấy, thiệp chúc mừng…
5. Các công đoạn trong quy trình in offset
Dưới đây là các bước khi thực hiện in offset để bạn cùng tham khảo:

Thiết kế chế bản
Thiết kế chế bản chính là thiết kế bản in chuẩn file để có thể đảm bảo được bản in offset chất lượng, không xảy ra cá trường hợp bị lỗi hỏng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của khách hàng mà thiết kế cần phải đảm bảo sao cho hài hoà cả về nội dung lẫn hình thức cũng như màu sắc.
Output film
Sau khi đã hoàn thiện quá trình thiết kế là bước output film. Đối với các bản in có chứa hình ảnh sẽ cần làm thành 4 tấm film khác nhau với 4 lớp màu CMYK.
Phơi bản kẽm
Sau khi đã cho ra được 4 tấm film thì bước tiếp theo chính là phơi từng tấm film này lên bản kẽm. Máy phơi kẽm sẽ thực hiện công việc là chụp lại hình ảnh của từng tấm film, sao chép và tái hiện nó lên từng bản kẽm.
In offset
Sau khi đã có 4 tấm kẽm, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một. Ở bước này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và kinh nghiệm của kỹ thuật viên, thể hiện ở sự bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in. Công đoạn này sẽ thực hiện như sau:
- Kỹ thuật viên lựa chọn 1 trong 4 bản kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Sau đó, lựa chọn loại mực tương ứng với màu bản kẽm đã lựa chọn và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in. Quy trình này sẽ được thực hiện cho tới khi chạy xong hết số lượng định in, sau đó kỹ thuật viên sẽ tháo bản kẽm ra, vệ sinh hết phần mực cũ, lắp ghép bản kẽm mới vào và lại tiếp tục quy trình in. Cứ thực hiện liên tiếp như vậy cho đến khi hết tất cả 4 bản kẽm với 4 màu in, 4 màu in này sau quy trình đã được in chồng lên nhau tạo ra bản in cuối cùng hoàn chỉnh.
Gia công sau in
Quá trình gia công sau in là bước quan trọng để có thể ra được một sản phẩm đẹp và thu hút, thường gia công chính là cán mờ và cán bóng. Cán mờ tạo ra sản phẩm một bề mặt mịn và mềm, trong khi cán bóng sẽ tạo ra bề mặt sản phẩm bóng hẳn lên.

Hiện nay, In NSP là một trong những đơn vị ứng dụng công nghệ in offset vào trong công đoạn in ấn với hệ thống máy in offset nhập khẩu từ Nhật Bản bao gồm máy in 4 màu, 5 màu giúp cho công ty tự tin mang đến những sản phẩm chất lượng và chuyên nghiệp nhất đến tay người tiêu dùng. Để đặt in nhanh chóng hoặc tư vấn về in ấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0972 318 069 để được hỗ trợ nhanh chóng.
In NSP đồng hành cùng quý khách tạo nên những ấn phẩm đẹp vượt trội!