In Flexo (tên đầy đủ Flexography) là một kỹ thuật in sử dụng bản in nổi để in trực tiếp, đây có thể được xem là một phiên bản in ấn hiện đại hơn công nghệ in dập chữ. Ngày nay, công nghệ in flexo được ứng dụng tại rất nhiều các doanh nghiệp và đơn vị in ấn. Để hiểu hơn về công nghệ in này cũng như tính ứng dụng của nó để tạo nên những ấn phẩm độc đáo, hãy tham khảo ngay bài viết về công nghệ in Flexo tại In NSP ngay dưới đây!
Danh mục nội dung |
1. In flexo là gì?
2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ in flexo 3. Ưu và nhược điểm của công nghệ in flexo |
1. In flexo là gì?
In Flexo là phương pháp in trực tiếp, mực in đến truyền từ máng mực lên cuộn anilox chuyển lên khuôn in, rồi ép trực tiếp lên bề mặt chất liệu in. Khi mực từ trực anilox chuyển lên khuôn in, nó chỉ dính vào những phần hình ảnh cần in được khắc nổi trên khuôn. Do vậy, khi khuôn in ép sang bề mặt chất liệu in, chỉ hình ảnh cần in hiện trên giấy.

2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ in flexo
Bản in nổi bằng nhựa Photopolymer được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Mực in được cấp cho khuôn thông qua trục anilox (trục bằng kim loại, bề mặt chứa hàng ngàn lỗ giếng mực được nhúng một phần trong khay mực). Hạt mực sẽ được chứa trong các giếng mực trên trục anilox.
Để tránh tình trạng thừa mực, người ta dùng một thanh gạt mực đi, trục anilox tiếp xúc với khuôn in, mực được chuyển từ trục anilox sang khuôn in và khuôn in ép lên bè mặt cần in tạo ra hình ảnh.
3. Ưu và nhược điểm của công nghệ in flexo
In Flexo là một trong những kỹ thuật nổi bật của các công nghệ in ấn hiện đại ngày nay với cả những ưu và nhược điểm. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

3.1. Ưu điểm
- In ấn bằng công nghệ Flexo giúp cho ấn phẩm có độ bám dính mực rất tốt, mực in khô rất nhanh và không bị lem hay nhoè màu và có thể in ấn trên nhiều bề mặt khác nhau.
- Công nghệ in Flexo còn có hệ thống bế tự động sau quá trình in nên vật liệu khi in là các loại decal, các phần dư thừa sản phẩm cũng được bóc rời để dán.
- Vì mực nhanh khô nên in flexo được ứng dụng trong việc in cuộn liên tục giúp tăng công suất in ấn.
3.2. Nhược điểm
- Kỹ thuật in ấn này sẽ thường mất thời gian hơn trong khâu tạo bản in, mặc khác chi phí của một bản photopolymer thường khá cao.
- Điểm ảnh bị quá nhiều, nhoè do áp lực giữa các trục lô
- Mực in bị đốm hoặc có đường kẻ do trực mực cung cấp không đều hoặc trục mực không nhận được mực đều từ khay mực hoặc mực bị khô.
- Mực in truyền kém, có độ bám dính kém hoặc không phù hợp với bề mặt cần in
- Công nghệ in này phù hợp với in ấn số lượng rất lớn nên với số lượng nhỏ hay cần lấy ngay thì bạn không nên sử dụng phương pháp in này.
4. Ứng dụng của công nghệ in flexo
In Flexo có ứng dụng to lớn trong in ấn hiện nay. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, in flexo thường được sử dụng để in tem nhãn mác sản phẩm, vỏ thùng carton hoặc các sản phẩm cần in ấn liên tục dạng cuộn.
Công nghệ in này cũng được ứng dụng trên nhiều chất liệu khác nhau như giấy, decal, vải, màng kim loại, nilon, thuỷ tinh, tôn, thép, carton

Xem thêm: Công nghệ in Offset tại In NSP
5. Các công đoạn trong in Flexo
Các công đoạn trong quá trình in ấn Flexo cũng vô cùng phức tạp gồm các bước dưới đây:
Chế bản – Xử lý file in
Để sản phẩm chất lượng không bị lỗi hỏng, khâu chế bản trên máy tính là vô cùng quan trọng. Chế bản là quá trình xử lý file thiết kế, sắp xếp tờ in, dàn trang bình trang và đặt ốc màu CMYK. Chế bản thường được sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Illustrator, Corel Draw,…và file cuối cùng để output film có định dạng pdf.
Output Film
Ứng dụng công nghệ CTF (Computer to film) trong đó các dữ liệu số từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự trên film thông qua các máy ghi film. Bản phim thường có 4 loại film đại diện cho các màu C,M,Y,K. Các bản film này có màu đen trắng.
Phơi khuôn in
Sau khi ra film, các tấm film này được dán in các bản kẽm, các bản kẽm dán film này được đưa vào máy phơi kẽm. Dựa trên nguyên lý quang hoá, các phần không có phần tử cần in sẽ bị ăn mòn, các phần tử cần in, tram ánh sáng không xuyên qua được hoặc chỉ xuyên qua được một phần sẽ bị ăn mòn hoặc ăn mòn một phần.
In Flexo
Các bản khuôn in được gắn vào trục gắn khuôn, sau quá trình chỉnh ốc màu để hình ảnh trên bản kẽm ăn khớp với nhau về vị trí sẽ cho ra sản phẩm in.

Một số loại máy in Flexo phổ biến hiện nay gồm có:
- Máy in Flexo khổ nhỏ
- Máy in Flexo khổ lớn
- Máy in tờ rơi
- Máy in 1 đến 8 màu
Các chất liệu giấy thường được sử dụng trong in flexo như:
- Decal giấy
- In Decal vỡ
- Decal xi bạc
- Decal nhựa
- Decal trong
- Vải ruban…
Tại xưởng in NSP, chúng tôi tận dụng tối đa những ưu điểm của công nghệ in Flexo vào trong sản xuất để in ấn tem nhãn, bao bì cũng như những ấn phẩm khác phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu đặt in ấn, có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0972 318 069 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!